Nông dân Quỳnh Văn nhìn lại một nhiệm kỳ

Thứ hai - 20/03/2023 19:12 204 0
Nông dân Quỳnh Văn nhìn lại một nhiệm kỳ
KẾT QUẢ CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN
 NHIỆM KỲ 2018 - 2023

 TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN.
I. Tình hình nông nghiệp.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm, đầu tư phát triển lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; nông nghiệp xã nhà có bước phát triển khá theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trồng trọt phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung như: Xây dựng cánh đồng mẫu lớn, hình thành một số vùng chuyên sản xuất rau màu các loại, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, bình quân đạt 110 triệu đồng/ha/năm, tăng 20 triệu đồng/ha/năm so với đầu nhiệm kỳ.
Về chăn nuôi được hội viên chú trọng nâng cao chất lượng và thay đổi phương thức chăn nuôi, thu nhập từ chăn nuôi được nâng lên; kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình phát triển mạnh và đa dạng, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị. Cùng với sự phát triển của các ngành nghề, dịch vụ thương mại ở nông thôn đã góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng.
II. Tình hình nông thôn
 Tổng số hộ nông dân đến nay là 3.395 hộ: trong đó hộ hội viên nông dân là 2.743 hộ, đây là lực lượng lao động chủ yếu luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất đã tạo nên những thành tựu khá nổi bật trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
III. Tình hình nông dân
Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân không ngừng được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 47,3 triệu đồng/người/năm tăng 17,3 triệu đồng so với năm 2018; tỷ lệ hộ khá giàu tăng, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm đến nay còn 3,62%; 100% hộ dân được sử dụng điện, nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỷ lệ đạt gia đình văn hóa đạt 89,8%; 100% chi hội có đài truyền thanh kịp thời chuyển tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến nông dân, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Tuy vậy trong nhiệm kỳ tình hình nông dân, nông nghiệp, nông thôn có bước cải thiện; Nhưng do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, dịch tả lợn châu phi, giá cả các mặt hàng tăng cao đã ảnh hưởng lớn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân, các chính sách về tiêu thụ nông sản, vật tư, bảo hiểm nông nghiệp chưa mang lại quyền lợi thực sự cho nông dân. Nông dân khó tiếp cận các chính sách tín dụng của Nhà nước dẫn đến thiếu vốn sản xuất, kinh doanh; đời sống gặp nhiều khó khăn.
KẾT QUẢ CÔNG TÁC XD TỔ CHỨC HỘI, PHONG TRÀO NÔNG DÂN
I- Xây dựng Hội và giai cấp nông dân.
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng
Ban Thường vụ Hội Nông dân xã thường xuyên chỉ đạo các chi hội tích cực, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong nhiệm kỳ Hội đã tổ chức 18 buổi Có 1.525 lượt hội viên tham gia học tập.
Phối hợp với UBMTTQ, các tổ chức đoàn thể tuyên truyền các ngày lễ lớn của dân tộc, tích cực phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tuyên truyền và động viên nông dân tích cực tham gia đi bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Qua công tác tuyên truyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng góp phần nâng cao nhận thức chính trị, vai trò trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin của hội viên, nông dân với Đảng và Nhà nước.
2. Công tác củng cố xây dựng tổ chức Hội
Xác định việc xây dựng, củng cố tổ chức Hội vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt cả nhiệm kỳ nên trong những năm qua các chi hội được quan tâm chỉ đạo kiện toàn, củng cố kịp thời. Trong nhiệm kỳ đã bầu bổ sung 02 đồng chí ủy viên Ban Chấp hành, 01 đồng chí Chủ tịch Hội, 01 đồng chí ủy viên Ban Thường vụ,
Thực hiện Nghị quyết số 04 – NQ/HND của BTV Tỉnh hội về “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp”. cử các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ tham gia tập huấn nghiệp vụ ở huyện, tỉnh, cử đồng chí Phó Chủ tịch tham gia lớp học lý luận chính trị. Đến nay Ban Thường vụ Hội xã có 3/3 đồng chí có trình độ chuyên môn Đại học, 2/3 đồng chí có trình độ lý luận chính trị trung cấp.
Trong nhiệm kỳ kết nạp hội viên mới 254 hội viên, vượt chỉ tiêu đại hội lần thứ XIII đề ra.
Tổng số hộ trong toàn xã: 3.555; trong đó hộ nông dân; 3.395 hộ. Tổng số hội viên đến ngày 30/11/2022 là: 2.743 hội viên/3.395 hộ nông dân; đạt tỷ lệ tập hợp 80,7.
- Thực hiện Nghị quyết của Hội các cấp về xây dựng nguồn lực tài chính cho Hội hoạt động, hàng năm Hội tập trung xây dựng quỹ trong 5 năm là 200 triệu đồng: Quỹ chi hội là: 276.087.000 đồng đạt bình quân 100.000 đồng/hội viên. Chi hội nhiều quỹ nhất là: 24.800.000 đồng, chi hội ít quỹ nhất là 5.199.000 đồng, làm tốt công tác quản lý tài chính Hội, việc thu chi hội phí theo Điều lệ của Hội.
- Vận động nông dân quyên góp, ủng hộ “ Ngân hàng bò”  là 69 triệu đã trao 13 con bò cho 13 hộ hội viên nghèo, và Quỹ HTND cấp huyện là: 38,5 triệu đạt kế hoạch
- Tổ chức vận động ủng hộ trồng nhân rộng “ Hàng cây nông dân ơn Bác” là 50 triệu; trồng được 4 tuyến đường chiều dài 8 km với số lượng cây là 850 cây.
-Tổ chức thăm hỏi tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó 7 triệu đồng; thanh niên nhập ngũ, 7,6 triệu, gia đình chính sách 2,5 triệu đồng, và tặng quà hội viên nghèo tết nguyên đán, thăm hỏi hội viên ốm đau, điếu viếng khi hội viên qua đời, tặng quà nhân các ngày lễ tết.
3. Công tác kiểm tra giám sát.
Trong nhiệm kỳ Hội đã kiểm tra 60 lượt kiểm tra trong đó kiểm tra việc chấp hành nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Hội cấp trên là 5 cuộc, kiểm tra mô hình là 10 cuộc, kiểm tra Tổ vay vốn Ngân hàng CSXH 45 cuộc, nội dung kiểm tra hoạt động phong trào của chi hội. Sau kiểm tra có đánh giá tình hình công tác Hội và phong trào nông dân ở các chi hội, từ đó có biện pháp chỉ đạo kịp thời tạo sự chuyển biến trong công tác Hội và các phong trào nông dân.
4- Công tác Thi đua, khen thưởng
Trong nhiệm kỳ được huyện Hội tặng giấy khen; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2018; UBND huyện tặng giấy khen; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2019 và năm 2020. Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2021, 2022.
Hàng năm tổ chức đánh giá xếp loại và công nhận danh hiệu thi đua đối với 18 chi hội. Với những kết quả hoạt động trong nhiệm kỳ ủy viên BCH, Chi hội trưởng HTXSNV 12đ/c; HTTNV 10đ/c, 18 chi hội hoàn thành tốt nhiệm vụ không có chi hội trung bình.
II- Vận động nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững.
1- Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững
Hội đã tập trung công tác tuyên truyền kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, của Hội các cấp đến với hội viên nông dân, nhất là các chủ trương có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân,
Các mô hình  như: mô hình mộc dân dụng của anh Nguyễn Đình Công chi hội 18, mô hình tiêu thụ nông sản của anh Hồ Văn Bằng chi hội 6, mô hình cơ khí của anh Hồ Minh Đăng chi hội 8; mô hình sản xuất gạch không nung của anh Đặng Ngọc Hoàng chi hội 16, mô hình dưa nhà lưới của anh Nguyễn Văn Ngoạt chi hội 4, Mô hình chăn nuôi bò nhốt của anh Nguyễn Công Ánh chi hội 13, Mô hình nuôi trồng thủy sản của anh Đậu Đức Kính chi hội 8 và nhiều mô hình tiêu biểu khác.
Qua 5 năm tiếp tục phát động phong trào đã có 2.230 lượt hộ nông dân SXKD giỏi các cấp. Trong đó:
- Giỏi cấp TW là: 21 lượt hộ - Giỏi cấp tỉnh là: 124 lượt hộ - Giỏi cấp huyện là: 336 lượt hộ - Giỏi cấp xã là: 1.635 lượt hộ
Với phong trào nông dân thi đua SXKDG phát triển rộng khắp từ đó nông dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, vị trí vai trò của Hội từng bước được khẳng định, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác Hội ngày càng được nâng lên, sự phối hợp giữa UBMTTQ các tổ chức trong hệ thống chính trị được thực hiện đồng bộ.
+ Mô hình kinh tế do HND trực tiếp hỗ trợ xây dựng hoặc kết nối tổ chức, doanh nghiệp xây dựng.
- Phối hợp với UBND vận động nông dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất, vận động nông dân chỉnh trang, xây dựng kế hoạch để hình thành cánh đồng mẫu sản xuất rau theo chương trình VIETGAP tại vùng riệc của 2 xóm 7, 8; Mô hình sản xuất lúa SRI theo nghị định 35 của chính phủ, Tổ chức chỉnh trang, cải tạo để hình thành cánh đồng mẫu với diện tích khoảng 15 ha.
Thành lập tổ hội nghề nghiệp sản xuất rau an toàn tại thôn 6; 7; 8 và xây dựng mô hình nhà lưới ứng dụng công nghệ cao sản xuất tại thôn 4 tạo điều kiện cho nông dân chủ động thâm canh các loại giống, cây trồng có năng suất cao để đưa vào sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.


 

ảnh minh họa

2- Vận động nông dân tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường.
Tổ chức quán triệt Nghị quyết của Đảng ủy khóa XXXI về việc đẩy mạnh tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2020-2025, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, Vận động cán bộ, hội viên nông dân tiếp tục hiến đất làm giao thông và đóng góp ngày công lao động để thực hiện các công trình giao thông trên địa bàn.
Với sự đóng góp của hội viên nông dân đến nay nông dân đã đóng góp xây dựng được 48,4 km đường giao thông, tháo dỡ 29.407m2 tường xây, nông dân hiến đất 27.350m2 đất ở trị giá 86,6 tỷ đồng và hàng ngàn ngày công, đến nay xã đạt 19/19 tiêu chí, phấn đấu xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

nông dân đã đóng góp xây dựng nông thôn mới
 
Tổ chức trồng nhân rộng “ Hàng cây nông dân ơn Bác” với chiều dài 8km với số lượng cây là 850 cây ở các trục đường chính của xã và chi hội. Vận động nhân dân và hội viên tích cực tham gia công tác vệ sinh môi trường, thu gom phân loại rác thải đến từng hộ gia đình tạo cho đường làng ngõ xóm luôn quang đãng sạch đẹp.
3- Đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, đào tạo nghề cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh
3.1. Hỗ trợ vốn cho nông dân
Hội đã phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng Chính sách - xã hội đôn đốc, thu hồi nợ đến hạn của hộ vay;  giải ngân  cho nông dân; nâng tổng dư nợ do Hội quản lý lên, 3.608.000.000/122 hộ vay thông qua 3 tổ TK&VV; nợ quá hạn 52 triệu đồng, chiếm 0,014% tổng dư nợ.
- Thực hiện thỏa thuận liên ngành với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo Nghị định 55/NĐ - CP ngày 09/6/2015, đến nay đã thành lập được 18 tổ vay vốn, với 153 thành viên;  dư nợ 24 tỷ đồng.
* Hoạt động quỹ HTND:
Số dư tiền vay đầu nhiệm kỳ là: 5.582.000.000/373 hộ vay: thực hiện nghị quyết của hội là thu tiền vay để ngừng hoạt động; Số dư đến ngày 30/12/2022 là: 813.744 /26 hộ vay.
3.2. Tổ chức đào tạo nghề cho nông dân
Trong nhiệm kỳ hội đã phối hợp dạy nghề và giới thiệu việc làm cho nông dân, được sự hỗ trợ của Sở Lao động thương binh & xã hội tỉnh và Phòng Lao động huyện, Hội Nông dân xã đã phối hợp với UBND để mở các lớp dạy nghề ngắn hạn cho hội viên, cũng như phối hợp tập huấn KHKT trong lĩnh vực nông nghiệp cho 500 hội viên.
3.3. Hoạt động cung ứng vật tư, thiết bị nông nghiệp
 Với chức năng tư vấn dịch vụ hỗ trợ nông dân được Đảng, nhà nước, Điều lệ Hội Nông dân cho phép, Hội đứng ra phối hợp với các công ty vật tư, 2 HTX nông nghiệp tín chấp cho nông dân vay 89,6 tấn phân NPK cho hàng trăm hộ nông dân vay theo phương thức trả chậm giúp hội viên, nông dân đầu tư sản xuất.
3.4. Hỗ trợ hội viên, nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học, công nghệ
Hội đã phối hợp với các Trung tâm khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật huyện, tỉnh tổ chức được 25 lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho 1.300 lượt hội viên, nông dân và 15 buổi hội thảo với 1.600 lượt người tham gia, đồng thời tổ chức vận động cán bộ, hội viên nông dân đi học tập các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao trong địa phương.
3.5. Hỗ trợ hội viên, nông dân quảng bá và tiêu thụ sản phẩm
Hội đã ban hành văn bản chỉ đạo các chi hội, tổ Hội đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn hội viên, nông dân nắm vững các quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang thị trường các nước;
Các chi hôi và hội viên đã chủ động lồng ghép quảng bá giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương trong xã thông qua các hội nghị xúc tiến thương mại, lễ hội du lịch... Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP cà gai leo; muối dược liệu Nanoslat; máy tách sợi từ cây chuối vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm trong huyện. Tại các Hội chợ đã có hàng nghìn người tham quan mua sắm các sản phẩm của xã. Và kết nối cung cầu với các HTX và Hội Nông dân.
3.6- Hỗ trợ nông dân khởi nghiệp.
- Kết quả triển khai thực hiện Đề án số 03 ĐA/HNDTW của Ban Thường vụ Trung ương Hội về Nâng cao vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong việc hỗ trợ nông dân khởi nghiệp sáng tạo, giai đoạn 2020-2025.
Hội phối hợp tổ chức các hoạt động đào tạo nghề nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho hội viên nông dân khi bắt đầu khởi nghiệp; cung cấp các kiến thức, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, các dịch vụ hỗ trợ nông dân trong quá trình sản xuất.
3.7. Kết quả công tác tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân.
Hội Nông dân đã phối hợp tổ chức 06 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 535 cán bộ, hội viên nông dân trong xã; phối hợp tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật được 10 buổi với 1.500 lượt người tham gia; phối hợp hòa giải 10 vụ liên quan đến lĩnh vực đất đai, hôn nhân gia đình. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.
III- Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
1- Tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
Hội xã đã tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo các chương trình, kế hoạch hoạt động của cấp ủy, chính quyển địa phương. Xây dựng kế hoạch tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và thực hiện Quy chế dân chủ; Trong 5 năm Hội đã giới thiệu cho cấp ủy Đảng xem xét kết nạp được 8 cán bộ, hội viên ưu tú vào Đảng. 
2- Tham gia xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, cấp ủy, chính quyền hướng dẫn nông dân tham gia tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân 10 cuộc; nội dung Về môi trường và đất đai trên địa bàn xã để giải quyết kịp thời các ý kiến, kiến nghị của cử tri quan tâm.
Phối hợp phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật, thực hiện tốt công tác hòa giải ở khu dân cư không để xảy ra đơn thư vượt cấp.
IV. Phong trào nông dân tham gia đảm bảo Quốc phòng - An ninh.
Vận động con em thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Dân quân tự vệ; tuyên truyền vận động con, em nông dân tham gia đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch, Hội có quà động viên con em nhập ngũ với số tiền là 7.600.000 đồng, phối hợp dạy nghề cho con em nông dân sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Vận động hội viên và nhân dân nâng cao cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao ý thức phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội giữ gìn trật tự, cung cấp cho cơ quan chức năng những thông tin liên quan đến tội phạm, ma túy.... góp phần bảo đảm an ninh trên địa bàn xã.
C- Đánh giá chung
1- Những kết quả nổi bật
- Trong nhiệm kỳ, Công tác Hội và phong trào nông dân  tiếp tục phát triển và đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung và phương thức hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt, đoàn kết sáng tạo, cán bộ, hội viên nông dân tham gia thực hiện có hiệu quả ba nhiệm vụ trọng tâm của Hội được triển khai đồng bộ, có sự chuyển biến rõ rệt từ công tác tuyên truyền.
- Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ngày càng hiệu quả, hoạt động có chiều sâu, thu hút đông đảo nông dân tham gia.
- Các chỉ tiêu thi đua cơ bản thực hiện đạt và vượt Nghị quyết Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện giao.
- Giữ vững an ninh lương thực quốc gia, nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; xây dựng mô hình sản xuất phù hợp trong nông thôn; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị nông thôn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao của địa phương.
2- Những hạn chế, yếu kém
- Công tác tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho nông dân nhìn chung chưa đi vào chiều sâu, chưa làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận nông dân trong việc khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên, chưa tích cực thi đua sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của địa phương mình để phát triển sản xuất.
- Việc xây dựng và tổ chức nhân rộng mô hình nông dân sản xuất kinh doanh còn lúng túng và thiếu nguồn lực.
- Công tác chỉ đạo điều hành của Ban Thường vụ HND xã còn chậm, một số Chi, tổ Hội chưa chủ động tham mưu với Chi bộ, xây dựng kế hoạch hoạt động chưa sát tình hình thực tế của thôn mình.
- Một số mô hình sản xuất tổ hội nghề nghiệp sản xuất rau an toàn không được nhân rộng. Nông dân bỏ ruông hoang không sản xuất ngày càng nhiều nhất là vụ hè thu, thu mùa.
- Chế độ sinh hoạt ở một số chi hội chưa đồng đều. Nội dung sinh hoạt chưa phong phú, chất lượng chưa cao, tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt còn thấp.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Thủ tục hành chính
Trả lời cử chi
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay2,363
  • Tháng hiện tại32,534
  • Tổng lượt truy cập894,762
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây