BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10/1930 - 14/10/2023)

Thứ ba - 10/10/2023 04:36 733 0
Ca Gai Leo
Ca Gai Leo
Đầu năm 1920, sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, ruộng đất được tích tụ vào tay một số ít địa chủ Pháp, nhà chung, phong kiến, quan lại, địa chủ đã làm xã hội phân hóa mạnh mẽ, đời sống nông dân vô cùng nghèo nàn, đau khổ. Họ nhận rõ bộ mặt thực của kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp, từng bước giác ngộ chính trị, sẵn sàng ủng hộ, đi theo các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì quyền lợi của người lao động.
Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc- một số địa phương đã tập hợp nông dân dưới các hình thức như: phường lợp nhà, phường đánh cá, phường chung lúa… để nổi dậy đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Các tổ chức tiền thân của đảng đã tập hợp nông dân đoàn kết đấu tranh chống đế quốc cướp nước và đánh đổ tay sai. Tháng 11/1929, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Trung kỳ, Tổng Nông hội Nghệ An ra đời, do đồng chí Phan Thái Ất làm Bí thư. Cuối năm 1929, ở tỉnh Hà Đông, Đông Dương cộng sản Đảng đã thành lập tổ Nông hội đỏ. Tiếp theo đó, nhiều tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh Trung Kỳ, Nam Kỳ…
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trong Sách lược vắn tắt của Đảng (được thông qua ngày 03/02/1930) đã nêu ra những vấn đề cơ bản đối với giai cấp nông dân: “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày nghèo làm cách mạng thổ địa đánh đổ bọn đại địa chủ và phong kiến''; Đồng thời, Đảng nhấn mạnh ''Nông dân là lực lượng to lớn của cách mạng". Dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương, các tổ chức Nông hội cấp cơ sở được hình thành ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, đặc biệt là ở Nghệ - Tĩnh. Nông dân cả nước đã vùng lên đấu tranh cùng với công nhân giành thắng lợi từng bước. Chỉ tính từ tháng 5/1930 – 10/1930 cả nước có 53.000 hội viên nông hội.
Hội nghị lần thứ Nhất (10/1930), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết thành lập Tổng Nông hội Đông Dương với mục đích “Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa.” Việc thành lập Tổng Nông Hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, bắt đầu hành trình trưởng thành và lớn mạnh của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đem lại nhiều thành quả giá trị trong sựnghiệp đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những người nông dân áo vải cũng có vai trò hết sức quan trọng. Ngày 27/09/1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đoàn kết nông dân lao động, đưa nông thôn nước nhà tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Ngày 01/03/1988, Hội chính thức được đổi tên thành Hội Nông dân Việt Nam. Đến nay, Hội Nông dân Việt Nam đã trải qua 7 kỳ Đại hội. Mỗi kỳ Đại hội là một mốc lịch sử quan trọng khẳng định vị trí, vai trò to lớn của giai cấp nông dân Việt Nam trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với sự trưởng thành của giai cấp nông dân Việt Nam, nông dân Quỳnh Văn gắn liền với phong trào nông dân huyện Quỳnh Lưu sớm giác ngộ. Tháng 5/1930 toàn huyện đã có 80 tổ chức Hội và gần 1000 hội viên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân đã tích cực tham gia các cuộc đấu tranh, biểu tình chống thực dân Pháp và phong kiến, cao trào cách mạng 1930- 1931 do Đảng ta lãnh đạo, giai cấp nông dân Quỳnh Lưu mở đầu cuộc biểu tình lớn ngày 20/6/1930 tại phiên chợ đình xã Quỳnh Thuận là tiếng chuông báo hiệu cho phong trào đấu tranh của nông dân toàn huyện.
Cách mạng tháng 8 thành công ngày 14/11/1946 Đảng bộ xã Quỳnh Văn đã chính thức được thành lập, Nông dân Quỳnh Văn chính thức được tổ chức Đảng trực tiếp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ cách mạng ở địa phương, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nông dân Quỳnh Văn đã phát huy truyền thống yêu nước, tích cực lao động sản xuất, cung cấp sức người, sức của cho tuyền tuyến, thực hiện thóc thừa, quân vượt, xe chưa qua nhà không tiếc, xây dựng cánh đồng 5 tấn, từ đó đã động viên sức mạnh tổng hợp, các thế hệ con em nối tiếp nhau tòng quân diệt giặc. lực lượng nông dân tham gia dân công hoả tuyến phục vụ các chiến trường, thanh niên xung phong, dân quân vừa trực chiến vừa sản xuất vừa chiến đấu, trong kháng chiến nông dân Quỳnh văn có 89 liệt sỹ, 131 thương, bệnh binh đã đóng góp xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân Tộc vì hạnh phúc của nhân dân. Với thành tích cống hiến cho hai cuộc kháng chiến đã được Đảng, nhà nước truy tặng 4 bà mẹ Việt Nam anh hùng, hàng trăm huân, huy chương kháng chiến, xã Quỳnh Văn được nhà nước phong tặng "đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" Sau khi thống nhất đất nước cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
 Nông dân Quỳnh Văn kế thừa thành tích của thế hệ các đồng chí nguyên là chủ tịch, phó chủ tịch Hội qua các thời kỳ, đã lập được những thành tích đáng ghi nhận; đó là tổ chức Hội vinh dự được2 lần Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng 3 năm 1993, hạng nhì năm 1998, trân trọng và kế thừa thành tích đó từ đó đến nay cán bộ, hội viên nông dân trong toàn xã không tự mãn về thành tích mà tiếp tục đoàn kết phấn đấu nên trong nhiều năm qua Hội nông dân xã Quỳnh Văn luôn luôn là lá cờ đầu trong toàn huyện, 12 năm liền đạt tổ chức Hội xuất sắc được UBND tỉnh Nghệ An tặng cờ tập thể thi đua xuất sắc, 13 Bằng khen các loại và nhiều giấy khen khác, bên cạnh đó nền tảng ở các chi hội được giữ vững, hàng năm, qua bình xét đạt trên 50% chi hội xuất sắc. Cán bộ, hội viên một lòng vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn khởi, hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát huy ý chí tự lực, tự cường, lao động sáng tạo.
Công tác tổ chức Hội; Tổ chức rà soát nâng cao chất lượng hội viên, kết nạp hội viên mới, nâng cao tỷ lệ tập hợp nông dân vào Hội, đến nay số hội viên là 2.753  hội viên, tỷ lệ tập hợp hội viên là trên 80%. Hội chú trọng xây dựng tổ chức Hội mạnh trên cả 3 mặt: Chính trị, tư tưởng và hành động. Hội đã chú trọng chăm lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, thường xuyên tập huấn nghiệp vụ công tác Hội nhằm nâng cao trình độ và trách nhiệm am hiểu về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Chỉ đạo phong trào Hội có hiệu quả, để hội thực sự trở thành trung tâm nòng cốt trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, công tác kiểm tra là việc làm thường xuyên của Hội. Trong năm qua hội đã tổ chức được 10 cuộc kiểm tra công tác hội và 5 lượt kiểm tra mô hình, thông qua kiểm tra chất lượng hoạt động về tổ chức ở chi hội chuyển biến tích cực.
Công tác xây dựng hội là việc sống còn của tổ chức nên những năm gần đây việc phát động xây dựng quỹ hội diển ra rất sôi nổi, từ quyên góp cho đến tổ chức lao động và làm các loại hình dịch vụ cho nên đến nay quỹ chi hội có trên 252 triệu đồng bình quân 91.000đ/ hội viên. Ngoài ra Hội còn chủ động phát động 3 phong trào đó là: Phong trào nông dân thi đua SXKDG, xây dựng nông thôn mới nâng cao, đảm bảo quốc phòng - an ninh đây là khâu đột phá của công cuộc đổi mới trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân cũng là 3 phong trào lớn của Hội được đặt lên hàng đầu, hàng năm Hội đã tổ chức tập huấn KHKT hàng trăm lượt hội viên ở các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, đồng thời mở rộng các ngành nghề, dịch vụ, như vốn, vật tư, phân bón, tiểu thủ công nghiệp, hàng năm Hội đã tổ chức bình xét suy tôn hộ SXKDG các cấp, số hộ khá giàu ngày càng tăng đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn giỏi góp phần quan trọng chuyển biến nền kinh tế xã nhà, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới, đời sống nông dân ngày càng được cải thịên. Ngoài ra Hội đã phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể thực hiện tốt các cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư văn minh và phát triển". Hàng năm tham gia đầy đủ các đợt vận động đạt kết quả cao, hỗ trợ và đỡ đầu cho con em nông dân nghèo học giỏi mổi năm là 2 triệu đồng, chương trình văn hoá TDTT được duy trì thường xuyên, y tế, giáo dục, môi trường, chăm sóc sức khoẻ trẻ em, phòng chống các tệ nạn xã hội được đảm bảo, an ninh chính trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn được giữ vững.
Phát huy truyền thống, thành tích đạt được; thiết thực chào mừng 93 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam và các ngày lễ lớn của đất nước năm 2023, trong thời gian tới với truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, giai cấp nông dân Việt Nam nói chung, Nông dân Quỳnh Văn nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của chính quyền, sự phối hợp giữa mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. Hội nông dân xã Quỳnh Văn quyết tâm phấn đấu để hoàn thành trách nhiệm của mình, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế- xã hội mà nghị quyết đại hội Đảng bộ khoá XXXI nhiệm kỳ 2020- 2025 đã đề ra.
 

Nguồn tin: Hội Nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Thủ tục hành chính
Trả lời cử chi
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,453
  • Tháng hiện tại5,770
  • Tổng lượt truy cập197,789
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây