Quỳnh Văn: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ ba - 07/01/2025 20:56 20 0
Quỳnh Văn: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP  gắn với xây dựng nông thôn mới
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (One commune one product - gọi tắt là chương trình OCOP)được Chính phủ Việt Nam triển khai từ năm 2008, với mục tiêu chính là phát triển kinh tế nông thôn dựa trên lợi thế về văn hóa và tài nguyên bản địa. OCOP là một phần quan trọng của chương trình nông thôn mới, với vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn thông qua việc phát triển và quảng bá các sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao của từng địa phương.
313428923 5771638206192886 896104863520104697 n
Sản phẩm OCOP Trà túi lọc cà gai leo

Xác định xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP là chương trình kinh tế quan trọng, những năm qua, xãQuỳnh Văn đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, giải pháp xây dựng các sản phẩm chủ lực, tiềm năng thế mạnh của địa phương, nhất là việc bảo tồn, phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Thời gian qua, xã Quỳnh Văn đã tập trung nguồn lực, động viên các chủ thể, hộ kinh doanh, HTX chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó, từng bước hình thành nhóm sản phẩm đặc trưng của địa phương, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân.
Đến nay, toàn xã Quỳnh Văn đến nay có 05 sảnđược chứng nhận OCOP đạt tiêu chuẩn 3 saogồm: Trà túi lọc Cà gai leo (Hộ kinh doanh tại thôn 4);Muối dinh dưỡng giảm mặn NanoSalt; Bột canh NanoSalt; Muối tôm NanoSalt; Muối chua cay (Sản phẩm của cty NanoSolt tại thôn 6).

Sản xuất muối NanoSalt tại công ty ABACA
Quy trình sản xuất Muối Nano Salt tại công ty ABACA


Để xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, xã tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô sản xuất gắn với đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, chú trọng phát triển sản phẩm dựa trên đặc trưng vùng miền, thế mạnh của địa phương và đáp ứng yêu cầu về quy mô vùng nguyên liệu.
Dự án muối NanoSalt của chị Trần Thị Hồng Thắm giám đốc cty NanoSolt đã đạt nhiều giải thưởng trong năm 2022 như: Giải nhất cuộc thi "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh"; giải ba Cuộc thi "Khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo"; giải nhì Cuộc thi "Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nghệ An mở rộng"; giải nhất cuộc thi khởi nghiệp của tỉnh Nghệ An; giải nhì Cuộc thi "Chắp cánh khởi nghiệp xanh 2022"
Ngoài những giá trị sức khỏe và kinh tế mang lại, dự án NanoSalt thành công còn giúp hơn 10.000 bà con diêm dân cùng 12 hợp tác xã muối tại huyện Quỳnh Lưu có đầu ra ổn định, nguồn thu nhập tốt hơn, tạo nhiều sinh kế cho nghề muối truyền thống của địa phương. Dự án cũng tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động và 5 lao động thời vụ, với mức thu nhập 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.
Sản phẩm Trà túi lọc Cà gai leo của hộ kinh doanh anh Hồ Văn Thiện, thôn 4có quy mô tương đối nhỏ, hàng năm bán ra thị trường khoảng 12.000 hộp trà với doanh thu gần 800 triệu/năm, tạo thu nhập cho hơn 06 người lao động trên địa bàn với thu nhập 5 triệu/tháng. Tổng diện tích trồng cà gai leo trên địa bàn xã khoảng 16ha, một sào đất trồng cây cà gai leo, mỗi năm cho thu hoạch 3 lứa, với giá thu mua từ 14.000-15.000 đồng/kg, một lứa thu về từ 9-13 triệu đồng, tương đương giá trị thu hoạch đạt hơn 200 triệu đồng/ha.
Để có được sản phẩm cà gai leo đạt tiêu chuẩn, bà con nhân dân phải thực hiện quy trình nghiêm ngặt từ khâu làm đất, chọn giống, theo dõi quy trình sinh trưởng, phát triển cho đến khâu thu hoạch. Theo đó, trong quá trình chăm sóc cây bà con chủ yếu sử dụng phân hữu cơ sinh học, nghiêm cấm dùng các hóa chất khác.
Có thể kể đến sản phẩm muối giảm mặn NanoSalt được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Nghệ An, với 16 mã sản phẩm, gồm 2 dòng chính là muối ăn (muối giảm mặn, bột canh giảm mặn, muối tôm, muối chua cay, muối không iốt) và muối dược liệu - làm đẹp (muối ngâm chân, muối tắm cho bé, muối Epsom, muối y tế và muối quà tặng.Hiện tại, sản phẩm đã có mặt tại 10 tỉnh, thành phố trên cả nước với 45 đại lý và cửa hàng phân phối.
Thời gian tới, xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức thường xuyên, liên tục gắn với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho hội đồng, tổ giúp việc, các tổ chức, cá nhân tham gia đề án phát triển các sản phẩm OCOP; đồng thời, đi học tập trao đổi kinh nghiệm tại các đơn vị tiêu biểu trong triển khai Chương trình OCOP trong và ngoài tỉnh.







Bên cạnh đó, xã tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân, đặc biệt là khu vực các sản phẩm chủ lực của xã; vận động các doanh nghiệp, HTX đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác quản lý, xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, các công ty, hộ cá thể sản xuất sản phẩm OCOP, gia tăng giá trị sản phẩm gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Phát triển sản phẩm OCOP không chỉ thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển, chương trình OCOP còn nâng cao trách nhiệm, năng lực sản xuất của các chủ thể, từng bước hình thành nền kinh tế xanh, bền vững, thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân./.
 

Tác giả bài viết: Hồ Văn Anh, Chủ tịch UBND Xã

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản chỉ đạo điều hành
Dịch vụ công trực tuyến
Thủ tục hành chính
Trả lời cử chi
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay358
  • Tháng hiện tại21,390
  • Tổng lượt truy cập976,154
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây